Nếu như bạn nhìn vào G-Shock digital hẳn sẽ thấy được rằng đa số đều có thời gian cài đặt thành 10:58. Vì sao lại như vậy? Bởi vì khi việc xuất hiện mốc thời gian này thì con số xuất hiện trên màn hình sẽ chiếm nhiều không gian của màn hình nhất. Do đó Casio đã thiết kế màn hình LCD và màn hình số trông có vẻ rộng hơn để có thể hiển thị đầy đủ các con số này.
Vào năm 1983, chiếc G-Shock đầu tiên ra đời với tên gọi là DW-5000. Đặc biệt 5 trong số các nguyên mẫu đã được chế tạo nhưng mãi cho đến năm 2017 thì chỉ còn lại 3 chiếc. Và 3 nguyên mẫu này được dành tặng cho các thành viên của nhóm thiết kế dự án ban đầu.
Thêm một thông tin khá thú vị khác đó là phần tiếp theo của 3 nguyên mẫu này là DW-5500C có biệt danh là Mudman (người bùn) vì có khả năng chống bùn cao. Hiển nhiên cái tên này cứ lẩn quẩn cho đến khi loạt series G-9000 và G-9300 xuất hiện và chiếm lấy biệt danh này.
Để Anh Khuê Sài Gòn giải thích chi tiết nhé, theo như thể hiện ở hình trên thì:
DW_ là tiền tố, trong đó: DW= Chỉ đồng hồ số chống nước, AW= Chỉ đồng hồ kim chống nước, WW= Dòng đồng hồ có khả năng chống nước, GS hay G= Chỉ G-Shock , GW= Chỉ đồng hồ sóng lọc (ngoại trừ dòng Frogman),MTG= Chỉ dòng đồng hồ kim loại xoắn G, MRG= Sự hùng vĩ thực sự của G-Shock, GL= Chỉ cho G-Lide.
Chi tiết hoặc mã series: A,B,C…D = Kim loại thép không gỉ; E,H,T= Titanium, L= Da thuộc, còn W thì hiện chưa có rõ thông tin.
Màu sắc của mã đồng hồ : 1 = Màu đen, 2=Màu xanh da trời, 3 = Màu xanh lá cây, 4= Màu đỏ, 5 = Màu nâu, 6 = Màu tím, 7 = Màu tím, 8 = Màu xám, 9= Màu vàng gold.
V_: Chỉ Nhật Bản hoặc nơi xuất khẩu chẳng hạn JF= Nhật Bản; V,VER,DR = Xuất khẩu
Để cho bạn dễ hiểu đó là nếu bạn mua một chiếc
đồng hồ Casio G-Shock có model là GW-9400-1 bạn sẽ biết chắc chắn rằng đồng hồ sẽ là màu đen. Nếu mã là GW-9300-3 thì đó là màu xanh lá cây. Tuy nhiên nếu đằng sau số đó có thêm chữ A thì biểu thị màu sắc của kim hay màn hình. Chẳng hạn như GA-100-1A2 có nghĩa là đồng hồ màu đen nhưng kim đồng hồ là màu xanh da trời.
Vậy nếu đồng hồ có mã DR thì sao? Khi bạn mua một chiếc đồng hồ và kết thúc model sẽ có kí tự như CR, DR,ER hay JF. Tức đồng hồ sẽ có nghĩa theo thứ tự sau: Được xuất khẩu ở Trung Quốc, Phân phối rộng, Made in Châu u, Made in Nhật Bản. Do đó khi bạn nhìn thấy model DR nào thì tốt hơn hết bạn hãy nhanh tay sở hữu đi nhé vì đây chắc chắn là phiên bản giới hạn đấy.
#FunFact 7:
Dòng đồng hồ Casio G-Shock Frogman được biết đến là vua của dòng đồng hồ lặn trong nhiều năm nhưng mãi đến khi loạt series GWN-Q1000 thì ngôi vương này đã thay đổi.
#FunFact 8: Hình thành từ sự đơn giản
Đồng hồ Casio G-Shock ra đời được lấy cảm hứng từ một quả bóng cao su nảy. Vâng, một đồ vật trông đơn giản vậy nhưng thực sự truyền cảm hứng cho một sản phẩm vĩ đại tồn tại hơn 35 năm qua. Trong khi để có được điều này lại là một cách vô cùng tình cờ.
Được biết người tạo ra G-Shock là Kikuo Ibe – Một kỹ sư làm việc cho Casio. Sau khi vô tình đánh rơi và làm vỡ chiếc đồng hồ được tặng bởi cha mình. Từ đó đã tạo động lực cho Ibe chế tạo nên một chiếc đồng hồ mạnh mẽ hơn, bền hơn để không phải bất kỳ ai cũng gặp phải tình huống tương tự như ông. Và ý tưởng này thực sự thành công khi lấy tiêu chuẩn 3 lần 10 cho một đồng hồ “Cứng đầu” nhất thế giới. Đó là một chiếc đồng hồ với pin 10 năm, khả năng chống sốc ở độ cao 10m và khả năng chống nước 10 bar (tương đương với 100m).
#FunFact 9: Có 2 mẫu đồng hồ được Kikuo Ibe yêu thích
Thật vậy, người tạo ra chiếc đồng hồ Casio G-Shock Kikuo Ibe cũng nói chỉ có 2 nguyên mẫu trong số đó là được ông yêu thích. Trong đó là nguyên mẫu mà ông nhận được DW-5000, nhưng kể từ khi nguyên mẫu này đặt trên bảo tang thì ông bắt đầu sử dụng DW-5600. Đây không chỉ là sự cống hiến mà còn chứng minh rằng một chiếc đồng hồ tốt có thể tồn tại lâu dài khi sử dụng.
Ông Kikuo Ibe yêu thích nhất là mẫu đồng hồ G-Shock nguyên mẫu DW-5000 và hiện ông đang sử dụng DW-5600 như một minh chứng cho sự bền bỉ của G-Shock
#FunFact 10: G-Shock sử dụng 2 loại kính chủ yếu là mặt kính khoáng nguyên chất Mineral và kính Sapphire
Trong đó mặt kính sapphire được Casio G-Shock sử dụng chủ yếu trong các model cao cấp đặc biệt là các dòng luxury. Bởi đặc tính của sapphire cực kỳ mạnh mẽ và có khả năng chống trầy xước. Thêm nữa chất liệu này thường có giá khá đắt. Tuy nhiên bù lại mặt đồng hồ với kính sapphire có khả năng chịu được các vết nứt và vỡ hơn so với Mineral.
Mặt kính sapphire với độ bền hoàn hảo cùng khả năng chống trầy xướt luôn được G-Shock sử dụng trong sản xuất dòng đồng hồ cao cấp
Tuy nhiên với đồng hồ mặt kính khoáng nguyên chất Mineral do Casio G-Shock sản xuất sẽ được trải qua công đoạn xử lý nhiệt hoặc xử lý hóa học để có khả năng chống lại các vết trầy xước. Mặc dù không thể chống trầy xướt bằng sapphire nhưng so với các đồng hồ cùng thiết kế thì G-Shock với kính Mineral lại vượt trội hơn hẳn.
Với các funfact khá thú vị về chiếc đồng hồ Casio G-Shock do Anh Khuê Sài Gòn sưu tầm được hi vọng bạn sẽ thêm hiểu và yêu thích hơn dòng đồng hồ đáng tự hào này của Casio. Nếu như bạn biết thêm những sự thật thú vị khác xoay quanh G-Shock hãy liên hệ với Anh Khuê Sài Gòn ngay để được bổ sung vào bài viết. Đồng thời giúp giới thiệu và chia sẻ đến nhiều người biết đến hơn nữa nhé!